Các câu hỏi ôn tập thi môn Quản trị hành vi
1/Anh (chị )hãy trinh bày những hiểu biết của mình về động cơ của cá nhân khi thực hiện các hành vi xã hội? Hiểu biết vấn đề này sẽ giúp gì cho anh chị trong cuộc sống và công tác
2/Anh (Chị) hiểu thế nào về quyền lực, quyền lực cứng, quyền lực mềm và ý nghĩa của nó trong công tác quản trị hành vi ở các tổ chức, cơ quan? Hãy phân tích một ví dụ cụ thể để làm rõ tác động của quyền lực mềm trong thực tế của sống của anh chị?
3/Thế nào là lãnh đạo theo tình huống trong quản trị hành vi? Anh (Chị) hãy trình bày mô hình lãnh đạo theo tình huống của Kenneth Blancherd? Hiểu biết vấn đề này giúp gì cho anh ( Chị) trong cuộc sống và công tác
4/Anh chị hiểu thế nào là nhóm xã hội? Hãy phân tích sự giống và khác nhau giữa nhóm chính thức và nhóm phi chính thức trong các tổ chức, cơ quan? Hiểu biết vấn đề này giúp gì cho anh chị trong cuộc sống và công tac
5/Anh (Chị) vận dụng các kiến thức đã học giải quyết tình huống dưới đây:
Tình huống 1: Một việc làm bất đắc dĩ ở cơ quan X
Chị Hà Minh Th. 48 tuổi, chuyên viên nghiên cứu Cơ quan X, là một cán bộ có trình độ chuyên môn và có uy tín với đồng nghiệp, sau 24 năm công tác, ngày 20/5/2007 có đơn xin thôi việc và xin hưởng chế độ trợ cấp một lần để theo chồng đi công tác nhiệm kỳ tại nước Đ, chị Th còn yêu cầu cơ quan giải quyết sớm để chị kịp thu xếp đi cùng chồng đúng thời hạn.
Sau khi nhận được đơn của chị Hà Minh Th, Lãnh đạo cơ quan đã triệu tập Hội đồng tư vấn bao gồm Ban chấp hành Công đoàn và đại diện các đơn vị trong cơ quan họp để xét đơn của chị Th. Sau khi trao đổi bàn bạc, Hội đồng tư vấn đã nhất trí thông quá : đồng ý giải quyết thôi việc cho chị Hà Minh Th. Ban giám đốc đã ra Quyết định số : 66/QĐ – TC – LĐTL ngày 02/6/2007 và Quyết định số 68/QĐ –TC- LĐTL ngày 03/6/2007 trợ cấp cho chị Hà Minh Th một khoản tiền theo chế độ hiện hành, đồng thời Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương làm các thủ tục hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thôi việc cho chị Hà Minh Th.
Tuy nhiên, đến ngày 11/06/2007, cơ quan lại nhận được đơn xin trở lại làm việc của chị Hà Minh Th và thời gian này cơ quan đang nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho chị Th, hoàn tất hồ sơ để gửi Bảo hiểm xã hội. Lý do chị Th đưa ra là do kế hoạch lúc đầu của vợ chồng chị là xin thôi việc để đi theo chồng đi công tác nhiệm kỳ tại nước Đ. Theo suy nghĩ của chị, thời gian theo chồng sẽ là 3 năm và có thể còn được kéo dài 18 tháng, do đó xin thôi việc là khả năng tối ưu nhất và mang lại nhiều quyền lợi cho chị Th nhất. Nhưng một tình huống hy hữu xuất hiện ngoài ý muốn của chị Hà Minh Th là mẹ chị được phát hiện bệnh hiểm nghèo. Do vậy, vợ chồng chị Th phải thay đổi kế hoạch là chị Th sẽ phải ở nhà để chăm sóc mẹ. Chính vì vậy, chị Hà Minh Th đã viết đơn xin trở lại làm việc tại cơ quan cũ.
1/ Là lãnh đạo cơ quan X, anh ( Chị) sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
2/ Để không có những sự việc phức tạp tương tự như trường hợp của chị Th tiếp tục xảy ra ở cơ quan , lãnh đạo cơ quan X cần phải làm gì?
Tình huống 2: một vụ lách luật của cán bộ nghành thuế
Tốt nghiệp cao đẳng tài chính kế toán, Tống Văn Giang được tuyển dụng vào ngành thuế tháng 3/2006 và được phân công nhiệm vụ quản lý, thu thuế trên địa bàn khu vực Lâm trường thuộc đội thuế liên xã . Khu vực này là khu vực có số hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tập trung, đa dạng về quy mô, ngành nghề. Đại bộ phận các hộ kinh doanh ở đây nộp thuế theo phương án khoán ổn định thuế và số thu nộp ngân sách chiếm 60% tổng số thuế thu được trên địa bàn.
Là thanh niên mới vào nghề nên thời gian đầu, Giang tỏ ra là người nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước , chịu khó nghiên cứu các văn bản thuế...Tuy nhà ở cách cơ quan xa nhưng Giang luôn chấp hành nghiêm túc các nội quy của cơ quan đề ra, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao nên anh được anh em trong đội thuế quý mến, tin yêu. Gần đây, ở Giang xuất hiện những biểu hiện khác thường. Mặc dù Giang vẫn hoàn thành tốt mọi công việc cơ quan giao song mọi người đều thấy Giang hay phàn nàn về chế độ và chính sách của nhà nước. Giang nói rằng với mức lương của hệ số 1,86 anh đang được hưởng thì có đến một nửa tiền dành cho đổ xăng, còn bao nhiêu vấn đề phát sinh hàng ngày nữa không biết lấy tiền đâu mà chi phí. Anh so sánh với bạn bè cùng ra trường, họ làm ở công ty bên ngoài nên đứa nào cũng khá , cũng xe máy đời mới, điện thoại đắt tiền...Rồi ngay trong đội thuế thôi, giang thì phải thu thuế ở địa bàn phức tạp, công việc bao giờ cũng hoàn thành tốt nhưng đến lúc lĩnh lương chỉ bằng một phần nhỏ các chú, các anh... Những người tốt trong đội thuế thấy vậy luôn tìm cách phân tích và động viên Giang.Người thì nói : “ Em mới ra trường lương thấp thì đúng thôi, đừng kêu ca em ạ” hay “ Cháu đừng so sánh thế, lương công chức có thấp nhưng ổn định cháu ạ”...Nghe những lời động viên của anh em, Giang lặng lẽ suy tư và nói: Mọi người không thực tế chút nào. Từ suy nghĩ đến hành động, Tống văn Giang thấy quyết định 1201/TCT/QĐ/ TCCB về việc ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể mà cụ thể là quy trình quản lý đối với những hộ tự nghỉ, bỏ kinh doanh không chặt chẽ. Cán bộ thu thuế chỉ cần lập danh sách , thông qua hội đồng tư vấn thuế chi cục và ngày mùng 5 thang sau. Rõ ràng, theo Giang việc các hộ có kinh doanh có nghỉ thật hay không khó có thể phát hiện được. Chính vì vây, Giang đã đến một số cơ sở kinh doanh có vẻ thân thiện ( Hộ kinh doanh của gia đình ông Dương Văn Nợi và một số hộ khác) đạt thẳng vấn đề là: Giang sẽ lập danh sách hộ tự bỏ kinh doanh trong tháng cho ông Nợi. Về phía chủ hộ , đến tháng sau nếu có đoàn kiểm tra đến hỏi chỉ cần nói : “ Tháng trước tôi không sản xuất kinh doanh “ và cùng với điều đó , đáng ra chủ hộ phải nộp 300.000đ tiền thuế thì bây giờ chỉ phải nộp 50% số tiền phải đóng thuế cho Giang gọi là tiền cảm ơn. Cách làm của Giang đã đem lại ngay lợi ích cho Giang và được nhiều hộ đồng tình. Có người còn nói: “ Chú Giang làm như vậy hơn đứt các chú phụ trách trước đây, vừa tình cảm lại có đồng tiền đổ xăng...”. Tuy nhiên, khi biết sự việc, không ít hộ tỏ ra bức xúc bởi họ phải nộp đủ thuế còn hộ khác chỉ phải nộp một nửa song họ không muốn làm ầm ĩ vì quan hệ làng xóm khó nói. Mặc dù vậy, khi Giang đên thu thuế thì họ phản ứng ra mặt, dây dưa kéo dài không nộp thuế. Một số đồng chí trong đội thuế biết chuyện đã đề nghị với đồng chí Trần Văn Nam là đội trưởng đội thuế phải chấn chỉnh kịp thời và hành vi của Giang và đề nghị với cấp trên xử lý kỷ luật Giang song Nam gạt đi và cho rằng, Giang đang khó khăn về kinh tế, việc Giang làm Giang chịu có ảnh hưởng đến ai đâu. Với lại , mọi thủ tục Giang làm đều đúng quy trình, thủ tục, đã có UBND xã xác nhận...Thấy đội trưởng nói vậy, mọi người im lặng. Nhưng mọi sự cuối cùng cũng đến tai lãnh đạo cơ quan.
1/ Anh (chị ) hãy đánh giá động cơ và hành vi của các đối tượng trong tình huống trên đây.
2/ Lãnh đạo cơ quan thuế , nơi trực tiếp quan lý Tống Văn Giang khi biết sự thể xảy ra sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
Câu2: Gợi ý trả lời câu hỏi
* Đánh giá động cơ và hành vi của các đối tượng trong tình huống xảy ra, qua tình huống :
+ Đối với công chức Tống văn Giang:
-Có Động cơ vụ lợi cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có hành vi lệch lạc về mặt đạo đức công vụ, cố tình lách luật mưu cầu lợi ích cho cá nhân:
+ Đối đội trưởng đội thuế Trần Văn Nam
- Là đội trưởng của Giang, khi biết sai phạm của Giang, đúng ra Nam phải góp ý và ngăn chặn kịp thời để Giang sửa chữa nhưng Nam lại lờ đi và có thái độ bao biện, bao che cho Giang. Rõ ràng, Nam là một đội trưởng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ , vi phạm điều 10 chương II luật CBCC ( CBCC giữ vị trí lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm của việc thi hành nhiệm vụ , công vụ của CBCC thuộc thẩm quyền mình quản lý theo quy định của pháp luật)
+ Đối tượng Dương văn Nợi và một số hộ dân khuyến khích hành vi sai trái của Giang: là những người có nhận thức sai lầm về nghĩa vụ nộp thuế của bản thân, đã tiếp tay cho sai phạm của CBCC.
+ Những hạn chế trong quản lý của cơ quan thuế: Công tác kiểm tra còn lỏng lẻo, Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn ( UBND Xã có các hộ kinh doanh) còn nhiều bất cập dẫn đến việc xã xác nhận nhưng không đúng thực tế, gây thất thoát cho ngân sách của nhà nước.
* Cách xử lý của lãnh đạo cơ quan thuế
* Xác định rõ sự việc khi có thông tin,
* Gặp trực tiếp các đối tượng để hiểu rõ sự tình, phân tích những sai phạm và hậu quả những sai phạm của từng đối tượng để các đối tượng thấy được những hành vi sai trái của bản thân .
* Đưa ra những phương án kỷ luật có thể thực thi đối với từng đối tượng để các đối tượng lường trước được những vấn đề có thể xảy ra và yêu cầu các đối tượng phải làm tường trình các hành vi vi phạm của mình gửi lên hội đồng kỷ luật của cơ quan
* Tổ chức họp ban lãnh đạo và hội đồng kỷ luật của cơ quan, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân và ban lãnh đạo.
+ Đối với Tống Văn Giang: Tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm còn ít, đây là vi phạm lần đầu . Vì thế, xử lý hành vi của Giang như sau:
- yêu cầu Giang hoàn trả số tiền đã thu sai quy định cho ngân sách nhà nước,
- cảnh cáo hành vi sai phạm của Giang theo quy định của pháp luật, tạm cho Giang không làm việc thu thuế ở địa bàn cũ và giao công việc khác phù hợp hơn,
- Có kế hoạch cử người kèm cặp, giúp đỡ Giang, tạo cơ hội cho Giang sửa lỗi và phát triển
+ Đối với Trần Văn Nam
- Yêu cầu Trần văn Nam phải làm bản kiểm điểm vì hành vi bao che cho cán bộ mà Nam mắc phải.
- Nghiêm túc phê bình việc làm của Nam và nhắc nhở Nam phải sửa chữa
+ Đối với lãnh đạo cơ quan:
- Nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế trong công tác quản lý của cơ quan
hiện nay, sửa đổi lề lối quản lý,đặcbiệt tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và phối hợp với địa phương để làm tốt công tác thu thuế cho nhà nước
- Nghiên cứu kỹ lại các văn bản cuẩ nhà nước để phát hiện những điều chưa chặt chẽ trong các văn bản để trình lên trên làm cơ sở cho việc chỉnh sửa các điều luật của nhà nước trong thời gian tới.